Trong cuộc sống hàng này và giao lưu giữa người với người, tham gia bữa tiệc chung vui hoặc được mời làm khách là chuyện thường tình.
Cho dù cuộc hẹn bạn bè hay buổi họp mặt giao lưu đồng nghiệp, hay khi được mời bữa tối do người khác tổ chức, bất kể mối quan hệ có tốt hay thân thiết đến đâu, vẫn phải kiêng kị một số hành vi, nếu không muốn tình cảm đôi bên bị ảnh hưởng, thậm chí không nhìn mặt nhau.
Đừng kén chọn món ăn
Mỗi người có một khẩu vị khác nhau, đôi khi không phải do hương vị và chất lượng của món ăn mà chỉ là bạn không thích.
Người ăn chay đương nhiên sẽ không có cảm giác thèm ăn khi nhìn thịt nướng hay sườn xào.
Vì vậy, nếu được mời đến nhà đối phương dùng bữa, đừng bình luận về chất lượng hay thậm chí hình thức của món ăn, càng không nên đi lang thang khắp nhà một cách tùy tiện vì tự cho mình là “thân thiết như người nhà”.
Ảnh minh họa.
Mối quan hệ tốt đến mấy, nhưng ai cũng đều có cuộc sống riêng, nhiều thứ không muốn nói ra và chia sẻ. Hơn nữa, nhiều người còn không thích người khác động chạm vào đồ đạc của mình. Do đó, khi ngồi trên bàn ăn hay bước vào nơi ở của người khác, hãy biết chừng mực và lịch sự.
Đi nhà hàng, đã làm khách thì cứ thuận theo ý người mời, đừng kén chọn hay thậm chí chỉ định địa điểm ăn uống. Nếu đối phương quan tâm, đương nhiên sẽ hỏi ý kiến của bạn và bạn có thể đưa ra ý muốn của mình nhưng cũng không nên cưỡng ép, cưỡng cầu.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp một số người lúc nào cũng tự cho bản thân là đúng, thích ai cũng nghe theo ý mình. Song đây hoàn toàn là biểu hiện của EQ thấp, chưa biết suy nghĩ và tôn trọng người khác.
Đừng làm lu mờ chủ tiệc
Một số người làm khách nhưng thích ngồi ở ghế chính, trong quá trình giao lưu, họ thể hiện khả năng của mình và khoe khoang về “thành tích to lớn” trên bàn ăn, hoàn toàn phớt lờ cảm xúc của chủ tiệc.
Đây là hành vi cực kỳ thô lỗ, những người thực sự thông minh khiến mọi người có mặt cảm thấy thoải mái và biết cách duy trì thái độ khiêm tốn trong bầu không khí ôn hòa, thay vì tỏ ra kiêu ngạo. Làm như vậy chỉ có thể trở thành mục tiêu trò chuyện khiến chủ tiệc bực bội và những người xung quanh cười nhạo.
Ảnh minh họa. Đừng dẫn theo người khác
Bạn tốt bụng và muốn “thêm bạn thêm vui”, tạo dựng nhiều mối quan hệ. Hoặc chỉ đơn giản là muốn người bạn của mình trải nghiệm không khí vui vẻ, ăn bữa ngon, nhưng đừng quên ai là người làm chủ trong bữa tiệc này, trừ phi đối phương đã mở lời bạn có thể dẫn người khác theo.
Sở hữu nhiều mối quan hệ có thể mang lại thêm cơ hội, nhưng không phải ai cũng thích trên bàn ăn, trong buổi chung vui lại có thêm người lạ mặt. Vậy nên, khi được mời đến cuộc vui nào đó, nếu muốn dẫn thêm người, hãy hỏi trước ý kiến của chủ bữa tiệc.
Ảnh minh họa. Đừng đến tay không
Được ai đó mời đến nhà, mời ăn một bữa thì mang theo thứ gì đó làm quà là cần thiết. Có thể là chút hoa quả, đồ uống, tuy nhỏ nhưng phần nào cũng thể hiện được cung cách lịch sự và tôn trọng tối thiểu, mặc dù đối phương một mực nhắc nhở bạn không cần mang gì khác khi đến.
Chi tiết quyết định tính cách của một người ở nhiều khía cạnh. Đối với giao tiếp trong đời thường, cần phải có những nguyên tắc và giới hạn nhất định để duy trì mối quan hệ. Chỉ khi biết nghĩ cho người khác, đặt bản thân vào góc nhìn của đối phương, bạn mới có thể chinh phục lòng người, đi đến đâu cũng được yêu thích. Đừng đánh mất một mối quan hệ có giá trị hay thuận lợi chỉ vì sự sơ suất của chính mình.
-> Rước họa vào thân khi "quan hệ 3 phần, nhiệt tình 7 phần"T. Linh