Một trong những điều đầu tiên giúp ngủ ngon giấc hơn chính là tự tạo cho mình một nơi lý tưởng để ngủ. Để làm được điều này, mọi người nên chuẩn bị một chiếc đệm thoải mái cùng bộ đồ ngủ thoáng mát, nhẹ nhàng. Một bộ đồ ngủ làm từ các chất liệu bí sẽ khiến cơ thể khó chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, khoa học cũng đã chứng minh chúng ta ngủ ngon hơn trong điều kiện nhiệt độ mát (khoảng 25 - 27 độ). Để nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho giấc ngủ.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, việc tắt đèn sẽ giúp ngủ ngon hơn. Theo CNN, cơ thể se tiết hormone buồn ngủ melatolin vào lúc trời tối. Tuy nhiên, cơ thể sẽ làm chậm hoặc ngừng sản xuất melatonin nếu tiếp xúc với ánh sáng.
Bởi vậy, hãy loại bỏ ánh sáng, kể cả ánh sáng xanh từ điện thoại để chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Nếu căn phòng không đủ tối, chúng ta có thể dùng thêm các loại mặt nạ che mắt.
Phương pháp 10 giây
Phương pháp ngủ này mất 120 giây để hoàn thành nhưng 10 giây cuối rất cần thiết giúp đi vào giấc ngủ. Đầu tiên, thư giãn toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả các cơ bên trong miệng. Hạ thấp vai để giải phóng căng thẳng và đặt hai tay thả lỏng sang một bên cơ thể; thở ra, thả lỏng ngực; thư giãn chân, đùi và bắp chân.
Giải tỏa tâm trí trong 10 giây bằng cách tưởng tượng ra một khung cảnh thư giãn. Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử nói "đừng nghĩ" liên tục trong 10 giây. Trong vòng 10 giây, chúng ta sẽ chìm vào giấc ngủ.
Đây còn gọi là phương pháp quân sự, bởi kỹ thuật này phát triển trong thế chiến thứ hai, được cho là giúp lính Hải quân Mỹ chìm vào giấc ngủ trong 120 giây. Những người lính mất gần 6 tuần luyện tập ngủ theo cách này, tỷ lệ thành công 96%, ngay cả sau khi uống cà phê và có súng bắn xung quanh.
Phương pháp thở 4-7-8
Phương pháp thở này được phát triển bởi một tiến sĩ người Mỹ, dựa trên các bài tập pranayama - tăng cường chức năng phổi.
Để chuẩn bị, đặt và giữ nguyên đầu lưỡi vào vòm miệng, phía sau hai răng cửa, sau đó khép môi và hít vào âm thầm qua mũi, đếm đến 4 trong đầu, nín thở trong 7 giây. Đây là phần quan trọng nhất của phương pháp. Tiếp tục thở ra trong 8 giây. Lúc này, để đôi môi hé ra một chút và tạo ra âm thanh huýt sáo khi thở ra bằng miệng. Bạn cần hoàn thành 4 chu kỳ đầy đủ.
Ảnh minh họa
Thư giãn cơ lũy tiến (PMR)
Đây còn được gọi là thư giãn cơ sâu, có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Trạng thái đầu tiên là căng cứng, sau đó thư giãn để giải phóng quá trình căng cứng. Động tác này có thể thúc đẩy sự thư giãn khắp cơ thể và giúp điều trị chứng mất ngủ.
Thực hiện phương pháp này như sau:
Nhướn mày càng cao càng tốt trong 5 giây để làm căng cơ trán, sau đó thả lỏng cơ ngay lập tức và cảm nhận sự căng cứng giảm xuống, sau đó đợi 10 giây.
Cười thật tươi để tạo độ căng cho má, giữ động tác trong 5 giây, sau đó thư giãn, tạm dừng 10 giây.
Nheo mắt nhắm mắt mở, giữ 5 giây, thư giãn, tạm dừng 10 giây.
Nghiêng đầu ra sau một chút để thoải mái nhìn lên trần nhà, giữ 5 giây, thư giãn rồi ngả cổ trở lại vào gối, tạm dừng 10 giây.
Tiếp tục di chuyển xuống phần còn lại của cơ thể, từ cơ tam đầu (phần bắp tay sau) đến ngực, đùi đến bàn chân. Cùng lúc, để bản thân chìm vào giấc ngủ, ngay cả khi chưa hoàn thành việc căng cơ và thư giãn phần còn lại của cơ thể. Khi làm điều này, hãy tập trung vào cảm giác thư giãn và nặng nề mà cơ thể cảm thấy ở trạng thái thư giãn.
Ảnh minh họa
Tự dặn mình tỉnh táo
Nghiên cứu năm 2021 cho thấy ý định nghịch lý (paradoxical intention - PI) có thể giúp giảm lo lắng về hiệu suất giấc ngủ và tăng cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ. PI là kỹ thuật cố tình thức trên giường, giúp vượt qua nỗi sợ hãi và nỗ lực có ý thức đi vào giấc ngủ. Phương pháp này có thể hiệu quả hơn so với các phương pháp thở truyền thống có chủ đích.
Ngoài ra, mọi người cũng có thể hình dung một nơi yên tĩnh và áp dụng một số phương pháp thở, thư giãn. Nếu vẫn không thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau khi thử các phương pháp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phương Anh